Tiếng Anh Mầm Non (4-6) tuổi có thật sự cần thiết? Liệu con mình có nên học tiếng Anh sớm như vậy không? Bé sẽ học được gì từ các lớp tiếng Anh đó?
Đây có lẽ là câu hỏi khiến tôi và các bậc phụ huynh có bé học mẫu giáo phải đau đầu.
Ở lứa tuổi nhỏ, nhiều bé đã được cha mẹ cho học các lớp hoặc các chương trình tiếng Anh cho trẻ mầm non. Tuy nhiên, độ tuổi 3 đến 5 tuổi là giai đoạn khá nhạy cảm vì song song với việc học ngoại ngữ, bé vẫn đang hoàn thiện ngôn ngữ tiếng Việt mỗi ngày. Vậy khi cho trẻ mầm non học tiếng Anh, phụ huynh nên biết những gì?
Giai đoạn vàng của sự phát triển ngôn ngữ
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng từ 3-5 tuổi hoặc 4-6 tuổi (độ tuổi mầm non) là giai đoạn vàng của sự phát triển ngôn ngữ. Nhiều chuyên gia ngôn ngữ còn khẳng định đợi bé 7 tuổi mới học tiếng anh là quá trễ. Theo đó, giai đoạn trẻ học mẫu giáo là thời điểm lý tưởng để bé được làm quen với tiếng Anh.
Nhiều người ví bộ não của trẻ mầm non như một miếng bọt biển. Nếu được tiếp xúc với tiếng Anh càng sớm, miếng “bọt biển” này “thấm hút” càng tốt. Từ những nghiên cứu và kết luận khoa học, ngày càng nhiều phụ huynh cho con học tiếng anh từ rất sớm. Chính vì vậy có vô số chương trình tiếng anh cho trẻ mầm non ra đời.
Để tận dụng “thời điểm vàng” này, phụ huynh nên tìm hiểu và lựa chọn những chương trình chất lượng; những trung tâm tiếng Anh trẻ em uy tín. Vì đây là lúc xây những “viên gạch” ngôn ngữ đầu tiên tạo “nền móng” vững chắc cho quá trình học tiếng anh sau này của trẻ.
>> Xem thêm: Top 4 lý do nên cho Trẻ học Tiếng Anh Mầm Non (4-6 Tuổi)
Chọn đúng phương pháp để không ảnh hưởng đến khả năng sử dụng tiếng Việt
Phần lớn phụ huynh ủng hộ quan điểm này. Tuy nhiên cũng không ít phụ huynh băn khoăn. Vì đây cũng là lúc bé đang hoàn thiện các kỹ năng sử dụng tiếng Việt. Họ lo lắng khi bé chưa thể nghe – nói – đọc – viết tiếng Việt, liệu việc học tiếng Anh có làm ảnh hưởng đến việc hoàn thiện tiếng Việt của trẻ? Câu trả lời là vừa có; vừa không.
Việc dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo sẽ không ảnh hưởng gì đến việc phát triển ngôn ngữ tiếng Việt. Miễn là bé được học đúng phương pháp. Nhiều phụ huynh chỉ chú trọng việc học tiếng anh của con. Ở nhà, ba mẹ nói tiếng Anh với bé. Bé được học tiếng anh với giáo viên bản ngữ trong các buổi học tại trung tâm. Bé được học tại các trường mầm non song ngữ 8 tiếng mỗi ngày. Đó là lý do khiến bé chậm phát triển tiếng Việt.
Tiếng Anh cho trẻ mầm non: Đã học là phải vui
Đa phần chúng ta đều thống nhất quan điểm không nên đặt gánh nặng học hành lên con trẻ từ quá sớm. Lứa tuổi mẫu giáo các bé chỉ cần quan tâm đến 2 nhiệm vụ chính là ăn và chơi. Thông qua các hoạt động vui chơi hàng ngày, bé khám phá và học hỏi thế giới. Học tiếng Anh thiếu nhi theo cách của người lớn không phù hợp.
Khi cho bé mẫu giáo học tiếng anh, đã học là phải vui. Các bé trong độ tuổi này còn ham chơi; ưa vận động; thích môi trường vui vẻ, nhiều hoạt động hấp dẫn. Các cô cậu nhóc này chưa có khả năng tập trung theo những gì người lớn mong muốn. Chỉ khi được học mà chơi, chơi mà học bé mới cảm thấy hứng thú.
Học tiếng Anh Mầm Non (4-6 tuổi) chuẩn như trẻ em bản ngữ
Đối với ngôn ngữ tiếng anh, bộ não của bé lúc này như một “tờ giấy trắng”. Nếu những nét vẽ đầu tiên đẹp, bé sẽ có một bức tranh ngôn ngữ đẹp trong tương lai. Ngược lại, nếu có quá nhiều lỗi và các vết tẩy xóa, đó sẽ là bức tranh không hoàn hảo. Vì vậy, khi muốn con làm quen với tiếng Anh thiếu nhi khi còn học mẫu giáo. Phụ huynh cần tạo điều kiện để con học tiếng anh chuẩn như trẻ em bản ngữ.
Và cách hiệu quả nhất là để bé được học cùng những giáo viên bản ngữ. Trẻ em bản ngữ học tiếng anh từ chính những người thân của chúng. Trẻ em Việt Nam nếu được học với giáo viên bản ngữ sẽ biết cách phát âm, nhấn trọng âm và dùng ngữ điệu như người bản ngữ.
Nhiều phụ huynh chắc hẳn đã nghe nói đến thời điểm vàng cho bé để học ngoại ngữ là lứa tuổi mẫu giáo. Ở độ tuổi này, bé sẽ rất chủ động để khám phá ngôn ngữ và làm quen một cách nhanh chóng. Có thể nói, việc học tiếng Anh cho bé mẫu giáo không chỉ cần thiết. Mà còn mang lại những lợi ích mà phụ huynh có thể không ngờ đến đấy!
Tại sao bé nên học Tiếng Anh Mầm Non (4-6) tuổi?
Vì trong độ tuổi từ 3 – 6 tuổi, các bé có khả năng học hỏi cao nhất, phương pháp học. Nên được thiết kế đơn giản, dễ hiểu có trọng tâm và phải vừa đủ với nhận thức của các bé. Nhằm cân bằng giữa chương trình học ở trường và cuộc sống. Điều này sẽ tạo cho bé cảm giác thoải mái khi tham gia các lớp học. Và tiếp cận Tiếng Anh Mầm Non (4-6) tuổi một cách tự nhiên giống như ngôn ngữ mẹ đẻ.
Các nghiên cứu mới nhất đã chỉ ra rằng việc giới thiệu song ngôn ngữ cho trẻ nhỏ từ sớm sẽ giúp bé thông minh. Đồng thời linh hoạt trong xử lý vấn đề, tăng khả năng tập trung. Hơn nữa làm giàu vốn kiến thức cũng như kỹ năng cảm xúc.
Ở thời điểm này, bé học ngoại ngữ hay học tiếng mẹ đẻ đều dễ dàng, nhanh chóng như nhau. Bé cũng sẽ không hoàn toàn bị nhầm lẫn giữa các ngôn ngữ như mọi người vẫn lầm tưởng.
Bé tiếp xúc ngoại ngữ: cần sớm và đúng lúc
Ở mẫu giáo, việc cho bé bắt đầu tiếp xúc với ngoại ngữ từ sớm là rất cần thiết. Tuy nhiên, cha mẹ và giáo viên phải tôn trọng sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên của trẻ.
Cách tiếp cận và kích hoạt não bộ “học” ngoại ngữ với bé một cách tích cực và hiệu quả. Nhất là thông qua trò chơi vận động, kể chuyện, bài hát, đóng kịch thủ vai hay nghệ thuật thủ công.
Những hoạt động này kích thích sự hiếu kì, mong muốn tham gia, khơi gợi sự phấn khích tinh thần qua các trò chơi. Do đó, bé nỗ lực tìm cách giao tiếp trong ngoại ngữ mới. Để có thể gia nhập và chung vui cùng nhóm bạn. Một số nghiên cứu đã chứng minh việc học bằng hình thức này. Giúp trẻ nhớ hơn 80% những gì đã học trong một năm sau đó!
Việc thực hành nói song ngữ ở bé có thể được thực hiện từ rất sớm. Ngưỡng tối ưu là từ 9 tháng đến 6 tuổi, khi não bộ bé phát triển với tốc độ nhanh chóng, thẩm thấu mọi thông tin xung quanh với tốc độ chóng mặt.
Việc này hoàn toàn giống như việc bé học nói và phát biểu ngôn ngữ mẹ đẻ. Khi đó trẻ hoàn toàn không có cảm giác rằng mình phải vận động trí não hay “luyện tập” phát âm.
Việc học này dựa trên sự nhận biết, bắt chước và ghi nhớ trong thời gian não “mở”. Lúc này trẻ ít xấu hổ, không sợ sai và luôn sẵn sàng học bắt chước người lớn. Do đó việc tiếp cận với người nói đúng, nói chuẩn lại trở thành mấu chốt của khả năng ngôn ngữ trong tương lai ở trẻ.
Lời Kết
Sau 6 tuổi, sự hình thành tính cách và hoàn thiện bản thân có thể khiến bé xấu hổ hay ngượng ngùng khi nói từ ngữ lạ. Điều này sẽ làm giảm khả năng tiếp thu ngoại ngữ của trẻ so với giai đoạn từ 0 – 6 tuổi. Vì vậy, việc học tiếng Anh Mầm Non (4-6) tuổi là thật sự lựa chọn tối ưu cho trẻ vỡ lòng.
Disneyland English Center luôn sẵn sàng TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho tất cả các phụ huynh quan tâm đến việc ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC TƯƠNG LAI. Mọi thắc mắc phụ huynh vui lòng đăng ký tư vấn về khóa học miễn phí tại: http://daotaophulong.edu.vn/. Hoặc cũng có thể liên hệ Hotline 0838.229.339 để được giải đáp.