Chương trình cho doanh nghiệp Chương trình cho sinh viên

Kỹ Năng Mềm Phỏng Vấn Xin Việc

Trải qua 4 năm thanh xuân Đại học, hay 3 năm Cao đẳng, chắc hẳn chúng ta sau khi tốt nghiệp ra trường với tấm bằng cử nhân trên tay ai cũng muốn tìm cho mình một công việc ổn định và phù hợp với năng lực, tuy nhiên không phải giấc mơ không đánh thuế mà chúng ta ngủ mãi không thức và mơ mộng hão huyền mãi, mà chúng ta phải lưu ý ngoài những kiến thức chuyên môn được cung cấp ở trường học còn là những kỹ năng mềm được trau dồi và rèn luyện đặc biệt là kỹ năng mềm phỏng vấn xin việc. Đây là nỗi băn khoăn và câu hỏi lớn không chỉ  cho các bạn sinh viên khi mới trường mà còn là của những người đi xin việc.

Kỹ năng mềm (hay còn gọi là Kỹ năng thực hành xã hội) là thuật ngữ liên quan đến trí tuệ cảm xúc dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới…

Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị . Kỹ năng “mềm” chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột.

Các kỹ năng mềm khi đi xin việc 

1.Kỹ năng giao tiếp:

Buổi phỏng vấn là cơ hội tuyệt vời để bạn thể hiện kỹ năng giao tiếp của mình. Hãy chuẩn bị đầy đủ thông tin và luyện trả lời các câu hỏi thường gặp tại nhà để có thể phản ứng nhanh trong buổi phỏng vấn. Mặt khác, hãy chú ý ngôn ngữ cơ thể của bạn, tìm hiểu các tư thế đúng đắn trong buổi tuyển dụng và tránh các hành động vô ý gây phản cảm như khoanh tay trước ngực, nghịch đồ trên bàn…

Ngôn ngữ cơ thể là phần tối quan trọng trong giao tiếp vì hơn 56% cảm nhận của người khác phụ thuộc vào ngôn ngữ cơ thể của bạn, nội dung nói chỉ chiếm một phần nhỏ.

2.Sự tự tin

Trước tiên điều bạn cần là biết cách ăn mặc chỉnh chu. Có thể vẻ bề ngoài của bạn không dẹp và không ưa nhìn nhưng bạn phải ăn mặc lịch sự và đứng đắn. Điều này thể hiện qua nhiều yếu tố như đầu tóc gọn gàng, trang phục lịch thiệp, sạch sẽ, nhã nhặn và hợp hoàn cảnh. Tùy vào hoàn cảnh và ngành nghề công ty bạ ứng tuyển mà có thể lựa chọn cách ăn mặc sao cho hợp thời thế và hoàn cảnh nhất.

Tiếp đến, hãy học cách chào hỏi và nở nụ cười thật tươi trong 5 giây ấy.

3.Thái độ tích cực, thân thiện

Những ứng viên tốt nhất là những người mà bước vào buổi phỏng vấn với sự thoải mái và thái độ lạc quan. Nhà tuyển dụng không tìm kiếm những ứng viên mà có tất cả các câu trả lời, họ muốn thuê người mà giải quyết tốt các vấn đề và sẵn sàng trải nghiệm một ý tưởng mới. Nếu bạn có một quá trình làm việc vững chắc, hãy cười và có thể dễ dàng giải quyết vấn đề khó khăn bằng cách làm việc với một chiến lược rõ ràng, sau đó bạn sẽ dành được chiến thắng từ phía nhà tuyển dụng.

4.Kỹ năng làm việc nhóm

Chắn chắc rằng trong quá trình phỏng vấn các nhà tuyển dụng sẽ đưa ra các câu hỏi và tình huống do đó cùng với việc có khả năng truyền đạt những ý tưởng tốt của riêng bạn, thì bạn cũng phải có khả năng tiếp thu những ý kiến của người khác và có khả năng xây dựng nhóm làm việc với họ. Nhiều công ty cần những người có khả năng cộng tác tốt: những người mà sẽ làm vịêc chăm chỉ để tăng hiệu quả công việc vừa cho nhóm vừa cho chính bản thân họ.

5.Biết cách đặt câu hỏi để tránh thụ động

Suốt buổi phỏng vấn xin việc, bạn đừng trở nên thụ động vì chỉ toàn trả lời những câu hỏi được nhà tuyển dụng đặt ra. Một kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc rất quan trọng mà không phải người xin việc cũng biết đó là biết cách đặt câu hỏi ngược lại. Việc thỉnh thoảng đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng khiến buổi phỏng vấn trở nên nhẹ nhàng hơn, giống như một buổi nói chuyện thân mật chứ không phải là một bài kiểm tra căng thẳng và áp lực.

Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng sẽ hài lòng khi biết mức độ quan tâm của bạn đối với công việc trong tương lai là rất cao.

6.Tìm hiểu tất tần tật vê công ty sắp phỏng vấn 

Trước khi tham gia phỏng vấn bạn nên dành thời gian tìm hiểu thêm thông tin về công ty bạn sắp ứng tuyển. Đó là sự chuẩn bị tốt nhất cho câu hỏi “Bạn biết gì về công ty chúng tôi?”. Đây còn là cơ sở để bạn giải thích cụ thể vì sao bạn muốn được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp muốn được nâng cao chuyên môn, thử sức mình với những lĩnh vực mới mẻ.

Cuối cùng, điều quan trọng hơn cả trong tất cả các kỹ năng, đó là năng lực của chính bạn. Dù bạn có bao nhiêu cách thức để lấy lòng nhà tuyển dụng thì điều họ quan tâm nhất vẫn chính là phẩm chất năng lực của bạn. Chính vì thế để có được công việc như mong muốn, bạn hãy luôn luôn và luôn luôn là chính mình trong mắt nhà tuyển dụng.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết. Chúc các bạn thành công nhé!